Chính trị Quần_đảo_Virgin_thuộc_Anh

Tòa nhà Hội đồng Lập pháp tại Road Town. Tòa án cao đẳng nằm tại tầng trên.

Lãnh thổ hoạt động theo thể chế dân chủ nghị viện. Quyền lực hành pháp tối cao tại Quần đảo Virgin thuộc Anh được trao cho Nữ vương, và Thống đốc Quần đảo Virgin thuộc Anh thi hành nhân danh Nữ vương. Thống đốc do Nữ vương bổ nhiệm theo khuyến nghị của Chính phủ Anh. Phòng thủ và hầu hết sự vụ ngoại giao vẫn do Anh chịu trách nhiệm.

Hiến pháp gần đây nhất được thông qua vào năm 2007[7][8] và có hiệu lực khi Hội đồng Lập pháp được giải thể để chuẩn bị cho tổng tuyển cử năm 2007. Người đứng đầu chính phủ theo hiến pháp là Thủ tướng (trước đó là thủ tịch bộ trưởng), người này được bầu trong một tổng tuyển cử. Các cuộc tuyển cử được tổ chức mỗi bốn năm một lần. Một nội các được Thủ tướng đề cử và được Thống đốc bổ nhiệm. Hội đồng Lập pháp gồm có Nữ vương (đại diện là Thống đốc) và một hội đồng đơn viện gồm 13 thành viên được bầu cộng thêm Chủ tịch và Tổng kiểm sát trưởng.

Quần đảo Virgin thuộc Anh được phân thành 9 khu vực bầu cử, mỗi cử tri đăng ký tại một trong các khu vực này. Tám trong số chín khu vực nằm một phần hoặc hoàn toàn trên đảo Tortola, và bao gồm các đảo lân cận. Khu vực thứ chín (Virgin Gorda và Anegada) không bao gồm bộ phận nào của Tortola. Trong các cuộc tuỷne cử, ngoài bầu cho các đại diện địa phương, các cử tri cũng bỏ phiếu bầu ra bốn đại biểu toàn lãnh thổ.

Lãnh thổ được phân thành năm khu vực hành chính, mỗi khu nằm tại một trong bốn đảo lớn nhất, và khu vực thứ năm cho toàn bộ các đảo khác; và được chia thành sáu khu vực đăng ký dân sự (ba trên Tortola, Jost Van Dyke, Virgin Gorda and Anegada) song hiện ít mang ý nghĩa thực tế.

Tội phạm tại Quần đảo Virgin thuộc Anh là tương đối thấp so với tiêu chuẩn Caribe (và so với Quần đảo Virgin thuộc Mỹ).[9] Thủ tướng Quần đảo tuyên bố rằng vào năm 2013 ghi nhận tội phạm giảm 14% so với năm 2012.[10] Giết người là tội ác hiếm,[11] với chỉ một vụ trong năm 2013. Quần đảo Virgin thuộc Anh và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ nằm trên một trục vận chuyển ma túy lớn giữa Mỹ Latinh và Hoa Kỳ lục địa. DEA Hoa Kỳ nhận định lân cận các lãnh thổ Hoa Kỳ là Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ là một "khu vực buôn bán ma túy cao độ".[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần_đảo_Virgin_thuộc_Anh http://gocaribbean.about.com/od/healthandsafety/a/... http://bvibeacon.com/2/index.php?option=com_conten... http://bvinews.com/bvi/crimes-down-by-14-premier/ http://www.frommers.com/destinations/caribbean/021... http://www.ibtimes.com/how-safe-caribbean-island-i... http://www.intellicast.com/Local/History.aspx?loca... http://dexterpenn.smugmug.com/gallery/4068409 http://www.timesherald.com/articles/2009/05/09/bus... http://ec.europa.eu/europeaid/where/octs_and_green... http://www.caricomstats.org/Files/Publications/NCR...